Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Thư gửi những người muốn Hà Nội thanh lịch [be.net.vn]

hư gửi những người muốn Hà Nội thanh lịch
Tháng Mười Hai 5, 2009 — camvanhnx

Có vẻ như cách xử phạt hành chính với hành vi không thanh lịch không có tác dụng bằng chuyện tạo ra những môi trường thanh lịch để người Hà Nội tự theo đó mà thanh lịch.

Gần đây, báo chí nhắc nhiều đến chuyện xử phạt người Hà Nội không thanh lịch. Ngồi tưởng tượng ra một tình huống nực cười.

Rằng một anh công an thổi còi giữ lại một người đi đường vì có hành vi “không thanh lịch”. Anh này gãi đầu gãi tai và phân bua rằng anh ta không phải là “người Hà Nội” mà là người có quê ở Phú Thọ cơ ạ. Hỏi rằng khi ấy anh công an kia sẽ phải xử lý thế nào?
Người ta đang mơ về một Hà Nội thanh lịch như ngày xưa. Ảnh HNVH
Người ta đang mơ về một Hà Nội thanh lịch như ngày xưa. Ảnh HNVH

Rồi thì sau một hồi phân bua trần tình, dân chúng sẽ xúm đông xung quanh. Người thì bảo cứ phạt người thì bảo cớ gì mà phạt, tranh cãi tùm lum. Rồi sẽ giải quyết ra sao? Chỉ thấy rõ ràng rằng, sẽ có một vụ lùm xùm trên đường phố. Và thế là người dân sẽ hoang mang với những biện pháp nhằm lấy lại lòng tin của mọi người vào kỷ cương xã hội.

Sự “mất thanh lịch của người Hà Nội” đã từ từ diễn ra từ mấy chục năm trời để rồi đến hôm nay đã trở thành một căn bệnh trầm kha thấm vào máu thịt của chẳng riêng ai. Vậy thì, lòng mong muốn chữa trị là một điều dễ hiểu và rất đáng trân trọng.

Thế nhưng, với một căn bệnh di căn thâm sâu như vậy, chẳng có ai có thể đưa ra được một liều thuốc uống vào là khỏi tức thì. Đặc biệt là chúng ta vẫn chưa quyết định chữa bệnh tận gốc mà chỉ muốn hô hào chung chung và đưa ra các biện pháp có vẻ như là đang chữa.

Theo thiển ý của tôi, với một cách làm như vậy và với một cách nhìn dễ dãi như thế, chẳng thể bao giờ chúng ta có thể làm cho “người Hà Nội” sẽ lại “thanh lịch” như xưa được cả.

Vậy thì phải làm sao? Lại tiếp tục đưa ra một ví dụ. Nếu ai đó bước chân vào bên trong Nhà Hát Lớn, họ sẽ thấy là bỗng nhiên mình muốn sửa sang lại áo quần trang phục, bỗng nhiên họ thấy mình phải đi đứng dàng hoàng hơn, nói nhỏ nhẹ hơn và không muốn chen lấn xô đẩy.

Đến khi đèn tắt, âm nhạc trang trọng cất lên từ trên sân khấu. Tự nhiên mọi người thấy mình cần lặng yên, tự nhiên họ thấy mình cần tôn trọng những người xung quanh đang say sưa lắng nghe tiếng đàn. Họ đang thanh lịch dần lên trong một không gian thanh lịch, giữa những người thanh lịch.

Thảng hoặc có ai xì xầm trò chuyện hoặc chỉ cần có tiếng cót két của chiếc ghế ngồi là bạn đã thấy một vài ánh mắt chê trách hướng về. Lập tức người ta thấy ngượng và vội vã lặng im. Tất cả những ai ở đây đều muốn tỏ ra mình là một người thanh lịch trong mắt mọi người.

Cũng có thể, vừa mới lúc nãy thôi, một vài người trong số họ đã phóng xe ngoài đường, bóp còi inh ỏi, cười nói oang oang. Nhưng ở đây, trong Nhà Hát Lớn, họ lại tự động trở thành một người khác hẳn, “thanh lịch như người Hà Nội ngày xưa”.

Một ví dụ dễ thấy hơn, khi người ta vào những quán café sang trọng. Họ sẽ thấy mình không muốn khạc nhổ bừa bãi, không muốn co chân lên ghế và ba hoa cợt nhả tùm lum, không muốn người khác nhìn mình với những con mắt khó chịu.

Họ đã “thanh lịch” hơn khi ngồi ở các quán bia hơi vỉa hè ồn ã những tiếng “zdô zdô” dù không có ai giáo dục, dù không có ai bắt phạt.

Liệu có thể từ những ví dụ trên đây mà suy ra, rằng người Hà Nội sẽ thanh lịch trong môi trường thanh lịch?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét