Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

10 “vũ khí” chống căng thẳng khi làm việc

(Dân trí) - Sự căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể. Những phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái hơn là sớm lấy lại tinh thần.
  
Thở bằng bụng

Phương pháp này giúp giảm căng thẳng, lấy lại sự thoải mái, đặc biệt là những người mệt mỏi kéo dài.
 
Cụ thể: đặt tay phải trên bụng, tay trái trên ngực. Khi hít vào, để bụng căng lên ở mức độ tốt đa, ngực giữ nguyên. Khi thở ra, dùng lực tối đa giúp bụng co lại, ngực giữ nguyên tư thế.

Mát xa huyệt vị

Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu hay bồn chồn lo lắng, bạn có thể tự mát xa ở một số huyệt vị nhằm xoa dịu thần kinh giảm bớt sự căng thẳng. Ví dụ ấn huyệt nội quan (nằm ở phía trên cổ tay) có tác dụng cải thiện sự lo lắng, ấn thái dương cải thiện tình trạng trầm cảm, huyệt tam âm giao (nằm ở phía trên cổ chân) giải tỏa áp lực.

Thiền 10 phút lúc nghỉ trưa

Ngồi thiền là lúc nhận thức tạm ngưng với mọi hoạt động bên ngoài, giúp cơ thể tĩnh lặng trong thế giới tâm linh riêng. Dành 10 phút trong giờ nghỉ trưa, tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi giúp toàn bộ cơ bắp thả lỏng, cơ thể được thư giãn hoàn toàn.

Dùng nét vẽ giải tỏa tâm trạng

Dùng nét vẽ để giải tỏa áp lực của mình, vẽ tất cả những gì mà bạn muốn. Có thể vẽ biếm họa hình của sếp nhưng đừng để anh/ chị ta biết. Vẽ xong bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều.

Uống nước chè

Pha chén trà với 50g hoa cúc, 50g hoa nhài, dùng loại trà này khi căng thẳng sẽ giúp bạn thoái mái và an tâm hơn. Ngoài ra hồng trà cũng có tác dụng tương tự.

Dùng hương dầu thơm

Một số loại dầu thơm tự nhiên tinh khiết có tác dụng làm dịu thần kinh, rất có hiệu quả trong việc giảm bớt sự căng thẳng thần kinh. Chuẩn bị sẵn một gói hoặc chai dầu thơm, khi cần bạn có thể sự sử dụng chúng rất tiện lợi.

Giảm căng thẳng lúc dùng bữa

Khi công việc thực sự căng thẳng, bạn có thể lựa chọn cho mình một bữa trưa vừa ý giúp cải thiện được tâm trạng.
 
Hãy chọn thực phẩm chứa nhiều selenium như tỏi, cá; các loại ngũ cốc chứa vitamin B cũng rất có hiệu quả trong việc giảm áp lực. Thêm một tách cà phê giúp bạn sáng suốt hơn.

Viết blog

“Hãy viết ra sự phiền toái của bạn”, đó là cách giảm căng thẳng rất hiệu quả mà nhà tâm lý học của Mỹ đã đưa ra.

Đôi khi bạn không thể nói với mọi người ở cơ quan những rắc rối và phiền muộn của mình. Hãy để tất cả điều này được viết trên blog. Viết ra chúng tức là bạn đã giải phóng một phần những áp lực và lo lẳng của mình.

Xem lại ảnh của bản thân và gia đình

Hãy để ảnh của gia đình bạn bè, ảnh du lịch hay điều bạn quan tâm trong máy tính của mình. Rất có thế những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp bạn nhớ lại hình ảnh vui vẻ hạnh phúc và các chuyện vui và đánh đuổi áp lực khỏi tâm trí bạn.

Dùng bọt khí!

Luôn chuẩn bị sẵn túi bọt khí trong ngăn kéo. Khi phẫn nộ bực tức, hãy trút bực vào nó!

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Nhiều tài liệu về Hà Nội lần đầu được công bố [Vnexpress.net]

Những bức ảnh quý về Hà Nội trước năm 1945, hình ảnh hào hùng thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và nhiều tài liệu về thủ đô lần đầu được công bố, sáng 17/8.
> 'Hà Nội những năm tháng giữ nước' tái hiện qua ảnh/ Hà Nội gặp mặt chiến sĩ tham gia Cách mạng tháng Tám
Sáng nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cùng Bảo tàng Hồ chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng khai mạc triển lãm "Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - Những tháng năm giữ nước" qua tài liệu lưu trữ, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Lần triển lãm này có 150 tài liệu, 100 hình ảnh và 50 hiện vật quý.
Ngay từ sáng sớm, đã khá nhiều người dân tập trung chờ đến giờ vào xem.
Không chỉ có những hình ảnh về Hà Nội xưa (trước năm 1945)...
Triển lãm còn trưng bày nhiều hình ảnh về cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh là toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày 2/9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu về đến phố Hàng Gai - Hà Nội, ngày 10/10/1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn ở cánh đồng Quai Chảo, làng Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày 12/1/1958.
Cuối năm 1959, khi xem mô hình Quy hoạch Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trong thiết kế phải đồng bộ đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện... tránh cản trở sự đi lại của nhân dân. Phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi".
Tiến Dũng - Hải YếnẢnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

BookS: CAFE SÁCH - LOLLY BOOOK

BookS: CAFE SÁCH - LOLLY BOOOK

CAFE SÁCH - LOLLY BOOOK

Lollybooks Café là quán Café sách nằm tại tầng 2 trong khu biệt thự cổ của Pháp, nhà số 29, trên đường Tô Hiến Thành có không gian thoáng đãng và yên tĩnh, bao gồm phòng lớn để tổ chức sự kiện và phòng nhỏ để đọc sách.

Sách và kết nối sách:
Trên giá sách của Lollybooks Café bạn có thể tìm thấy những cuốn sách từ cũ nhất đến mới nhất với nhiều ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếp Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga…Các thể loại sách phong phú như sách văn học, sách kinh tế, tủ sách tâm hồn, sách âm nhạc, sách hội họa, sách thiếu nhi, truyện tranh, trọn bộ báo Hoa Học Trò từ năm 1993, Tứ quái TKKG và nhiều tạp chí khác như Đẹp, Thể Thao Văn Hóa và Đàn Ông, Doanh nhân…
Từ tháng 1/2010, vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tại Lollybooks Café sẽ trình chiếu các bộ phim kinh điển được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng để các bạn có thêm nhiều sự cảm nhận khác biệt từ trang sách đến màn ảnh. Dự kiến các bộ phim sẽ chiếu như: Empire of the sun; The Magnificent Ambersons; The Wizard of Oz; Letter from an Unknown Woman…
Chi tiết về lịch chiếu phim và giới thiệu về các bộ phim mời xem tại đây:
http://www.lollybooks.com/phim/

Lollybooks Café đang liên kết với các nhà xuất bản báo, tạp chí, sách để tạo nên không gian đọc sách vào giao lưu và giới thiệu sách cho những người yêu thích văn hóa đọc tại Hà Nội. Lollybooks Café thành lập câu lạc bộ những người yêu sách mang tên Newpage, tiếp nhận hợp tác với các nhà xuất bản sách và nhóm các bạn trẻ tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo về sách và chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống. (http://www.facebook.com/Newpage.club)
Đồ uống và bánh Crêpe:
Café Baileys nóng, Trà hoa cúc mật ong là 2 đồ uống khoái khẩu của khách hàng khi đến với không gian ấm áp vào mùa đông của Lollybooks Café. Vào mùa hè, khi không gian thoáng đãng là những ô cửa sổ rộng kiểu Pháp được mở tung, các món sữa chua kèm theo hương vị siro thơm mát lại là đồ uống hay được lựa chọn nhất tại đây.
Nhưng dù vào mùa nào đi chăng nữa, khách hàng không thể quên món Bánh Crêpe đặc trưng hương vị Pháp được phục vụ vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Thư giãn âm nhạc và các trò chơi trí tuệ:
Tại đây ngoài đọc sách bạn có thể chơi các trò chơi như Domino, cá ngựa, cờ vua, cờ tướng và trò chơi xếp gỗ.
Ngoài thưởng thức những CD nhạc không lời cổ điển hoặc những tình khúc Pháp nhẹ nhàng, bạn còn có thể tự lấy đàn Guitar của quán tự chơi cho mình những khúc nhạc mình yêu thích.
Các buổi hòa tấu Violin và Guitar vào tối thứ 6 hàng tuần của nhóm nghệ sĩ Đoàn Tuấn Anh từ 20h~22h làm tăng thêm không khí nhẹ nhàng và lãng mạn cuối tuần cho Lollybooks Café.
Kết nối bạn bè:
Tại Lollybooks Café đã có rất nhiều các nhóm bạn không chỉ đến kết nối wifi, học nhóm, chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ mà còn đến tổ chức sinh nhật, giao lưu ca nhạc, tổ chức Halloween, Noel…
Lollybooks Café là điểm đến của nhiều buổi offline từ các diễn đàn online khác nhau như diễn đàn Phát triển hạt giống lãnh đạo, Giới thiệu sách của Alphabooks, Câu lạc bộ tình nguyện Alpha, Nhóm tình nguyện Cùng hành động, box du lịch diễn đàn ttvn, webtretho, câu lạc bộ Yoga, hội những người nuôi Labrador, diễn đàn xe bus Hà Nội…
Lollybooks Café thực sự là một nơi thích hợp cho bạn thư giãn, đọc sách, thưởng thức café, kết nối internet, giao lưu với bạn bè.
Liên hệ:
Mobile: 098.817.2298
Phone: 04.3994.8354
Email: info@lollybooks.com
http://www.lollybooks.com
http://www.facebook.com/lollybooks

THÀNH ĐẠI LA

Thành Ðại La là một kiến trúc vĩ đại, có đầu tiên ở trên đất này. La thành không phải là một tên riêng, chỉ có nghĩa là một bức thành lớn bao quanh một bức thành nhỏ ở bên trong. La thành có từ đời nhà Ðường bên Trung Quốc, những căn cứ của những đất đã chiếm được đều đắp hai lần thành, thành ngoài gọi là La thành.

Suốt cả thời kỳ Bắc thuộc (111 trước Công lịch đến 939 sau Công lịch), bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta, đều đóng căn cứ địa ở mấy nơi bên tả ngạn sông Hồng, như Liên Lâu (Tiên Du, Bắc Ninh), rồi đến Long Biên (phía Bắc sông Ðuống). Ðến đời Ðường, thường có quân Chà Và ở ngoài bể tràn vào và quân Nam Chiếu ở mạn Vân Nam tràn xuống, kéo đến vây đánh phủ Ðô hộ; hơn nữa nhân dân không chịu nổi sự áp bức bóc lột của bọn xâm lược, cũng thường nổi lên chống đánh. Năm 824, Ðô hộ là Lý Nguyên Gia, tin theo thuyết phong thuỷ, cho rằng trước cửa thành Long Biên có dòng nước chảy ngược, nên nhân dân hay nổi lên "làm phản". Lý Nguyên Gia bèn rời phủ trị sang địa phận huyện Tống Bình, gần sông Tô Lịch. Lúc đầu chỉ xây một toà thành nhỏ, sau đó nhận thấy nơi ấy có địa thế hiểm yếu, liền lập phủ trị vĩnh viễn ở đó, đắp rộng cao thêm thành, làm cho dân ta hồi đó phải phục dịch rất khổ sở.

Ðến năm 866, nhà Ðường đổi An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, sai Cao Biền sang làm Tiết độ sứ. Cao Biền là một tướng có nhiều tài lược và mưu trí, đã dùng nhiều thủ đoạn để loè nạt dân chúng, như việc phá những thác ngầm ở dọc sông: đêm đến, hắn cho đục đá đặt thuốc nổ, làm nổ tung những thác ấy, rồi nói phao lên là vì trời giúp vua Ðường sai thiên lôi xuống phá thác, làm cho nhân dân sợ hãi. Muốn củng cố thêm căn cứ thống trị, Cao Biền cho đắp lại thành Ðại La, bốn mặt dài hơn 1.982 trượng linh 5 thước, cao 2 trượng linh 6 thước. Muốn ngăn ngừa không cho nước sông Tô, sông Hồng tràn vào phủ trị, Cao Biền lại cho đắp một đường đê bao bọc ở ngoại thành, dài hơn 2.125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng, dày 2 trượng, trong thành cho nhân dân làm nhà ở hơn bốn chục vạn nóc. Ðường đê bao ngoài thành gọi là Ðại La thành, cũng gọi là Ngoại La thành.

Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian ta vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như nói Cao Biền thấy ở đất Giao Châu ta có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu. Vì vậy, ở nông thôn, làng nào có nhiều giếng khơi, người ta vẫn nói đó là giếng do Cao Biền đào ra. Lại như, mỗi khi thấy người nào yếu sức, tay chân cử động run rẩy, thường vẫn nói câu đã gần thành tục ngữ: "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh" nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc một trăm lần thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hoá thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững. Lại còn chuyện nói Cao Biền đắp La thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở; một đêm Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo cho Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Ðền thờ ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm.

Từ năm 939, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, nước ta bắt đầu độc lập tự chủ, nhưng đời Ngô Vương Quyền lại đóng đô ở Cổ Loa, hai đời Ðinh, Lê thì đóng đô ở Hoa Lư, thành Ðại La trở nên hoang phế. Mãi đến năm 1010, Lý Thái Tổ mới dời kinh đô đến đó, nhưng lại đắp một thành khác nhỏ hẹp hơn gọi là thành Thăng Long. Nền cũ của thành Ðại La, phần lớn không còn lại dấu vết, chỉ còn nhận thấy những khoảng từ Thanh Nhàn (giáp Thanh Trì) đi lên cửa ô Cầu Dền sang ô Chợ Dưà, rồi thẳng đến ô Cầu Giấy, ngược lên đến làng Bưởi. Năm kia, ta đã cho theo dấu cũ ấy, sửa chữa lại nhiều nơi, đắp cao lên làm thành thân đê, đề phòng nạn lụt. Còn phần đê La Thành về phía sông Hồng, từ đời Lý đã nhập vào với đê Cơ Xá, và từ đời Trần đã nhập vào với đê Quai Vạc, chuyên ngăn nước sông Hồng.
Ðê Ðại La thành này khi còn độc lực giữ việc chống nước lụt cho nội thành, thường bị sạt lở. Năm 1243, đời vua Thái Tôn nhà Trần, nước sông Hồng lên to quá, phá vỡ một đoạn thân thành, làm cho nội thành bị ngập lụt. Cũng từ đó, các đời vua Trần mới nghĩ đến việc đắp đê quai vạc suốt từ đầu nguồn trở xuống cho đến miền bể, dọc hai bên bờ sông Hồng.
Bài thơ "Ðiếu cổ La thành" của nhà thơ Tế Xuyên, đời cuối Lê đã mai mỉa dã tâm xâm lược của Cao Biền, tốn công, nhọc lòng đắp nên thành ấy, kết cục bọn phong kién thống trị Trung Quốc đều phải diệt vong. Sau chiến công trên sông Bạch Ðằng năm 939, nước ta hoàn toàn tự chủ. Bài thơ đại ý như sau:
"Ðại La thành tốn công xây,
Cao Biền tưởng chiếm đất này dài lâu.
Nào ngờ mấy chục năm sau,
Vùi quân xâm lược dòng sâu Bạch Ðằng"

Doãn Kế Thiện (Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội)

HÀ NỘI [Tên gọi]

Hà Nội

Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên ( vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành ( gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.
- phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ
Đức ), Chương Đức ( Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai )
- phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục
Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ).
Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.
Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )
 Theo "Hỏi Đáp - 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

HÀ NỘI [Bản đồ]

Bản đồ Hà Nội và vùng lân cận
Hà Nội ( nội và ngoại thành) và các tỉnh phục cận

HÀ NỘI [Thành tựu]

I - Những thành tựu nổi bật đã đạt được thời kỳ 1996 – 2000:

Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, tác động của khu vực và thế giới, những thành tựu mà Hà Nội đạt được trong 5 năm qua là rất to lớn.

GDP tăng thêm (% so với cả nước) : 10,2%

Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm: 10,7% (cả nước là 6,7%)

Nền kinh tế của Thủ đô Hà Nội có sự tăng trưởng tương đối cao và phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực và đã cơ bản chuyển sang kinh tế thị trường, quan hệ sản xuất định hướng XHCN được coi trọng, xây dựng và củng cố. Trong 10 năm 1991-2000, GDP Hà Nội tăng bình quân hàng năm tới 11,6%, bằng 1,5 lần so với cả nước, trong đó công nghiệp tăng 13,8%, nông lâm nghiệp tăng 4,5% và dịch vụ tăng 11%

Cơ cấu của nền kinh tế có bước chuyển quan trọng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá (Công nghiệp - Xây dựng:1990 là 25,9% năm 2000 là 38,5%, Dịch vụ 1990 là 66% năm 2000: 58%)

Bộ mặt Kinh tế-Xã hội đã có những thay đổi rõ nét, thế và lực hiện nay tốt hơn nhiều so với 10 năm trước. Chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng cố, giữ vững. Cơ sở hạ tầng đã có bước nhảy vọt về chất.Đời sống cả vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt.

II - Thành tựu năm 2001 :

Nhìn chung, kết quả đạt được trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của Thủ đô năm 2001 là tích cực. Tình hình chính trị – Xã hội thủ đô được củng cố. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng; chỉ số phát triển con người (HDI) của Thành phố năm 2001 là 0,798 – cao nhất trong cả nước. Xây dựng đô thị, bảo vệ môi trường được tăng cường. Tình hình trật tự an ninh đảm bảo tốt.

GDP tăng 10,03% so với năm 2000

Giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng tăng 12,6%; đáng chú ý là khu vực công nghiệp địa phương có sự chuyển biến mạnh, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,7%, công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 11,17%; Tổng doanh thu du lịch tăng 13,5%. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng 10%, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 13,4%. Đầu tư XDCB tăng 21,6%.

Năm 2001 đã khởi công 65 nhà cao tầng, trong đó có 46 nhà từ tầng 9 trở lên; Xây mới được 84,3 vạn m2 nhà ở và là năm có diện tích nhà xây mới cao nhất từ trước đến nay.

Đến hết năm 2001, trên địa bàn Hà nội có 390 dự án có vốn đầu tư ước ngoài còn hiệu lực.

HÀ NỘI [Quy hoạch]

Quy mô dân số

Đến năm 2020 , dân số đô thị Thủ đô Hà Nội và các đô thị xung quanh trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung khoảng 4,5 đến 5,5 triệu người.Trong đó quy mô dân số nội thành của thành phố Hà Nội Trung tâm là 2,5 triệu người .

Về chỉ tiêu sử dụng đất đai

Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân là 100 m2/người, trong đó phải bảo đảm chỉ tiêu đất giao thông là 25 m2/người, chỉ tiêu đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao là 18 m2/người và chỉ tiêu đất xây dựng đất công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5 m2/người



Về phân khu chức năng

Các khu dân cư bao gồm khu hạn chế phát triển, giới hạn từ vành đai 2 (Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân) trở vào trung tâm, về lâu dài khống chế quy mô dân số khoảng 0,8 triệu người, các khu phát triển chủ yếu nằm ven đô ngoài vành đai 2 có quy mô dân số ở phía Nam Sông Hồng khoảng 0,7 triệu người và ở phía Bắc Sông Hồng khoảng 1 triệu người

Các khu công nghiệp hiện có được cải tạo, sắp xếp lại phù hợp với quy hoạch xây dựng Thành phố, đồng thời phát triển các khu công nghiệp mới. Diện tích đất dành để xây dựng các khu công nghiệp khoảng 3.000ha

Hệ thống các trung tâm công cộng, bao gồm trung tâm Thành phố hiện có như Trung tâm hành chính – chính trị Quốc gia Ba Đình. Trung tâm hành chính – chính tri của Thành phố tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm và các trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ, văn hoá mới ở Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long (Xuân La, Xuân Đỉnh, Nghĩa Đô ), Phương Trạch (Nam Vân Tri), Gia Lâm và Trung tâm dịch vụ, văn hoá - thể dục thể thao Cổ Loa.

Trung tâm Liên hợp thể dục thể thao Quốc gia và của Thành phố được bố trí tại Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). Các trung tâm thể dục thể thao khác được bố trí đồng đều trong Thành phố như Hàng Đẫy, Quần Ngựa, Nhổn, Vân Trì, Triều Khúc...

Về kiến trúc và cảnh quan đô thị

Trong các khu phố hiện có, phải giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hoá, lịch sử,cảnh quan thiên nhiên và các công trình kiến trúc có giá trị;... cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện ở, làm việc, đi lại, tạo thêm các khu vui chơi giải trí cho nhân dân.

Trong các khu phát triển mới: Bao gồm các khu xây dựng theo hướng hiện đại, mang bản sắc dân tộc, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Về qui hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cả hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh phải đạt tỷ lệ bình quân 25% đất đô thị.

Ưu tiên cho việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để tạo nên những trục chính của mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và đi ngầm.

Mở rộng và xây dựng hoàn chỉnh sân bay Nội Bài theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tích cực nạo vét, chỉnh trị tiến tới kênh hoá Sông Hồng, nâng cấp các cảng Hà Nội tại Phà Đen, Khuyến Lương, đồng thời mở thêm các cảng Vạn Kiếp, Thượng Cát.

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, bao gồm các trạm bơm và mạng lưới cống và kênh tiêu hoá, bảo đảm mật độ 0,6 đến 0,8 km/km2.

Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đến năm 2001 là 150-180 lít/người/ngày, với 90-95% dân số đô thị được cấp nước và đến năm 2002 là 180-200 lít/người/ngày với 95-100% dân số đô thị được cấp nước.

Đến năm 2020, bảo đảm 100% khối lượng chất thải rắn của Thành phố được thu gom, vận chuyển, xử lý bằng công nghệ thích hợp.

Cải tạo và xây dựng các nghĩa địa, nghĩa trang tập trung, kết hợp với việc xây dựng nghĩa địa, nghĩa trang nhỏ bố trí phân tán, phù hợp với điều kiện từng địa phương.

HÀ NỘI [Cơ sở hạ tầng]

Hà Nội nằm trên châu thổ Sông Hồng là trung tâm của miền Bắc Việt nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại giao dịch quốc tế và du lịch.

Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Hà Nội là nơi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu của thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.

Hà Nội có diện tích 927Km2 trong đó nội thành 187 Km2 và ngoại thành 740 Km2.

Dân số: 2,7 triệu người trong đó nội thành 1,3 triệu người, ngoại thành 2,4 triệu người.

Bệnh viện: 45, Phòng khám: 290, Bệnh viện quốc tế: 5

Khách sạn nội địa: 280

Khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế :45

Căn hộ đạt tiêu chuẩn quốc tế :25

Hà Nội có 2 cảng sông chính : cảng Khuyến Lương và cảng Phà Đen cho phép tầu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng; và sân bay quốc tế Nội bài với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa/ngày. Mỗi năm phục vụ 1,5 triệu lượt khách. Nguồn cung cấp nước dồi dào và ổn định. Hà Nội sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và Sông Đuống. Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất công nghiệp. Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài: 0.43USD/m3. Giá nước dùng cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2 USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3.

Hệ thống điện ổn định: Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.

Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3 USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều vào cuối năm 2002 khi Việt nam có được vệ tinh riêng của mình.

Nguồn nhân lực: Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của Việt nam. Định hướng của Hà Nội là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng khoa học và kỹ thuật của Hà Nội đứng đầu cả nước với hơn 6.050 người có trình độ trên đại học, 20.000 người tốt nghiệp đại học, 110.000 trung cấp kỹ thuật. Với lượng công nhân kỹ thuật chiếm 40% lực lượng lao động của xã hội, chất lượng lao động của Hà Nội đang dẫn đầu cả nước. Nếu đầu tư vào Hà Nội nhà đầu tư sẽ được hưởng những thuận lợi về nguồn nhân lực có kỹ năng cao và giảm bớt được chi phí đào tạo. Hiện Hà Nội có khoảng 500.000 lao động chưa có việc làm, vì vậy mục tiêu đặt ra cho việc kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết một phần vấn đề này. Lao động của Hà NộiHà Nội cần cù, có kỹ năng và năng động. Mức lương tối thiểu của lao động phổ thông trong nội thành là 45 USD/người/tháng và 35 USD/người/tháng đối với vùng ngoại thành. Lương cho lao động có nghề khoảng 100 – 150 USD/người/tháng. Lương cán bộ quản lý khoảng 300 – 500 USD/người/tháng.

Hà Nội là một trong những thành phố có nền giáo dục và đào tạo phát triển nhất. Hiện tại có 27 trường công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề với hơn 10.000 học viên, 32 trường cao đẳng và đại học với trên 30.000 sinh viên, 3 trường quốc tế.

Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến 12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng.

Hà Nội có đường Quốc lộ 1 Bắc Nam đi qua và Quốc lộ 5 nối với cảng Hải phòng, và Quốc lộ 3 đi Sân bay quốc tế Nội bài. Một số thông tin về chi phí vận tải container cụ thể như sau:

- Hà Nội – Hải Phòng (đường bộ): + Container 20 feet: 100 – 120 USD

+ Container 40 feet: 130 – 150 USD

- Hà Nội – Hồ Chí Minh (container 20- 40 feet): + Đường sắt: 800 USD

+ Đường biển: 700 USD

Nhà đầu tư được phép mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép kinh doanh để trang trải chi phí cho 28 loại giao dịch thường xuyên theo quy định tại Thông tư 01/1999/TT-NHHN7 ngày 14/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, để hoàn trả gốc, lãi và phí cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn. Được phép chuyển về nước vốn pháp định, vốn tái đầu tư và tiền được chia từ thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi hết hạn hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài những thuận lợi trên, Hà Nội còn có tiềm năng cơ bản khác như tình hình an ninh, chính trị ổn định, thị trường rộng lớn, qui hoạch tổng thể ổn định đến năm 2020, thời gian cấp giấy phép đầu tư nhanh, có truyền thống văn hoá lâu đời và 5 khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài.

HÀ NỘI [Tổng quan]

Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là "Trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ với dân số khoảng 2,6 triệu người, diện tích trên 927 km2, Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1000 năm từ năm 1010. Hà Nội qui tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Bảo tàng lịch sử, Cột Cờ, quần thể Thành cổ... Hà Nội gồm có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, quận Đống Đa, huyện Gia Lâm và Đông Anh là các trung tâm công nghiệp, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng là các khu trung tâm thương mại. Vị trí địa lý của Hà Nội rất thuận lợi, là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không nối từ Hà Nội đến các tỉnh, địa phương của Việt Nam và tới các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn cầu, Hà Nội đã và đang thực sự trở thành Trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước.

Sau khi Luật Đầu tư Nước ngoài ở Việt Nam được ban hành vào tháng 12 năm 1987 cùng với việc áp dụng hàng loạt các chính sách khuyến khích của một nền kinh tế mở, 40 quốc gia lãnh thổ và hàng trăm các tập đoàn, Công ty nước ngoài đã vào Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh tại thị trường này, một thị trường mà các chuyên gia nước ngoài đánh giá là còn nhiều tiềm năng có thể khai thác. Tính đến hết tháng 12 năm 2001, trên địa bàn Hà Nội đã có 486 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8,547 triệu USD trong đó có 325 dự án liên doanh, 133 dự án 100% vốn nước ngoài, 23 dự án hợp doanh, đã hình thành 5 KCN tập trung ( là KCN Nội Bài-Sóc Sơn, KCN Sài Đồng A, KCN Sài Đồng B, KCN Đài Tư) với diện tích 784 ha và số vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở khoảng trên 250 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế: thương mại - công nghiệp - nông nghiệp.

Để tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn xúc tiến đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Hà Nội đã tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn có đầy đủ tiềm năng và các điều kiện thuận lợi như:

Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, nơi làm việc của các cơ quan đầu não của Việt Nam như: Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành... Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa linh hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm. Hà Nội còn là nơi có vị thế thuận lợi, là trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước.

Hà Nội là một thành phố tập trung nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào chiếm trên 62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ trên đại học, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của cả nước hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Người dân Hà Nội có trình độ dân trí và tay nghề khá cao, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Giá nhân công lao động ở Hà Nội hợp lý.

Tiềm năng thị trường Hà Nội lớn, vùng ảnh hưởng thị trường Hà nội đến các tỉnh, thành phố phía Bắc cũng như thị trường Nam Trung Quốc, Lào có nhiều triển vọng.

Nguồn cung cấp điện năng, cung cấp nước sạch cho các doanh nghiệp thuận lợi và ổn định.

Thủ tục hành chính về xem xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án (nhất là các dự án công nghiệp) được tiến hành đơn giản, thuận lợi, nhanh chóng.

Các chi phí như: dịch vụ xã hội, thuê bất động sản, nhà đất, điện, nước thấp hơn so với một số đô thị thương mại khác ở Việt Nam (đặc biệt là giá thuê đất giảm khoảng 25% so với trước đây).

Các chính sách thuế được hưởng chế độ ưu đãi, đặc biệt các dự án công nghiệp và các dự án đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư.

Để trở thành một thủ đô văn minh hiện đại có thể sánh vai với các thủ đô và các thành phố lớn khác trong khu vực vào năm 2010, chính quyền Hà Nội đã có định hướng tăng qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô giai đoạn 2001-2010, phát huy tối đa các tiềm năng nội lực và khai thác triệt để các nguồn vốn bên ngoài như FDI, ODA... nhằm thực hiện việc tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thành phố từ 1,5 đến 2,5 lần vào năm 2010. Hy vọng rằng những thành tựu và những kết quả đạt được trong tương lai của Hà Nội sẽ có một phần đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tháng tư - Mùa hoa bách hợp [dantri.com.vn]

Một sớm tinh sương, khi không gian thành phố vẫn còn im ắng. Đâu đó chỉ có tiếng gió trong veo xen lẫn mùi ngai ngái của cỏ cây mới thức giấc. Có mùi hương thơm lạ, nồng nàn len lỏi như muốn khẳng định mình, đó là hương thơm của loài hoa bách hợp.

Tháng tư về rồi! Cái nắng ấm đầu hè đã bắt đầu xuất hiện để xua tan lạnh giá. Tạm chia tay với những khăn len, áo choàng ấm áp, người ta thích thả mình trong những bộ đồ nhẹ nhàng hơn, lang thang trên phố và mỉm cười vì biết mùa hoa bách hợp đã về.

Những bông hoa bách hợp rung rinh trong sớm mai

Nếu nói tháng tư là tháng của mùa hè thì không đúng, nhưng nếu là tháng của mùa xuân thì cũng hoàn toàn sai, đây là tháng chuyển giao giữa hai mùa của năm. Khoảnh khắc giao mùa có nhiều điều thú vị, và hoa bách hợp xuất hiện ở thời điểm đó, không nổi bật, không kiêu sa nhưng lại vô cùng cuốn hút.

Cái thú vị ở đây chính là cảm giác được bất chợt phát hiện thấy hoa bách hợp trên phố vào một sáng như sớm nay. Những bông hoa rung rinh ướt đẫm sương đêm toả thứ hương nhè nhè, nồng nàn. Hoa theo chân những chiếc xe rong toả vào thành phố đánh thức những tâm hồn nhạy cảm.

Màu trắng hoa bách hợp dịu dàng, thanh khiết

Chẳng biết từ bao giờ, tôi yêu loài hoa này. Yêu những cánh hoa màu trắng mỏng manh nhưng vô cùng tinh khiết. Chắc tại vì hoa xuất hiện vào tháng tư, vào thời điểm cái lạnh vẫn chưa bị xua đi hẳn nên những cánh hoa bách hợp đầu mùa còn gầy và xanh. Vậy nhưng điều đó cũng chẳng hề ngăn cản được những cánh hoa bách hợp bừng nở vươn lên khẳng định mình.

Yêu hoa bách hợp, yêu cả tháng tư. Tôi gọi hoa bách hợp là hoa tháng tư, vì bách hợp nhắc nhở tôi rằng tháng tư đã về, Hà Nội lại được thay áo mới. Hoa bách hợp làm Hà Nội của tôi đẹp hơn, có lẽ vì nó gắn với một kỷ niệm khó quên nên mùa hoa bách hợp luôn là mùa thật đặc biệt với tôi trong năm.

Thật khó có thể tưởng tượng rằng, giữa những hồng cúc lan đua nhau kheo đủ màu sắc mà những cánh hoa bách hợp vẫn trở nên thật nổi bật. Dù được bọc bởi một lớp giấy bóng kính nhưng những bông hoa vẫn rực rỡ và tinh khiết đến lạ thường.

Hà Nội mùa hoa bách hợp

Bách hợp là loài hoa không cầu kỳ kiểu cắm, cũng chẳng quá kén lọ cắm và điều quan trọng hơn là bạn không thể cắm xen bất cứ loại hoa nào với hoa bách hợp. Dường như vẻ đẹp của loài hoa này quá hoàn mỹ đến mức chẳng cần thứ màu mè nào để phụ hoạ.

Bách hợp có hương thơm nhẹ nhàng, ngọt dịu chứ không ngào ngạt đến chóng mặt như hoa ly. Mười hai tháng mà chỉ có một tháng dành cho hoa bách hợp, sợ mùa hoa mau chóng qua đi nên nhiều người có khi dành cả tháng chỉ để cắm loài hoa này và thân thương gọi bằng cái tên tháng hoa bách hợp.

Tôi vẫn thường thắc mắc với mẹ rằng vì sao mẹ có thể ngồi rất lâu để cắm hoa hồng trong khi đó tôi chỉ cần có vài phút để cắm hoa bách hợp. Những lúc đó mẹ chỉ cười mà không nói. Và giờ thì tôi hiểu rằng sự cầu kỳ tinh tế sẽ làm tôn lên cái đẹp rực rỡ của hoa hồng, thế nhưng sự cầu kỳ đó lại phá vỡ cái thần của hoa bách hợp, loài hoa sang trọng trong mộc mạc, thanh lịch trong giản đơn và kiêu sa trong tinh khiết.

Thiếu nữ duyên dáng mùa hoa phượng

Hoa phượng nở hồng rực đầu hè cũng là lúc các cô gái Hà Nội nhẹ nhàng tạo dáng trước ống kính máy ảnh.

















Xuân Chính

Phố Phái - Phái Phố [nguoihanoi.net]



Hà Nội bây giờ nhiều phố. Nhưng người ta vẫn chỉ nhớ và thường nói: "Hà Nội 36 phố phường". Cho tới mãi khoảng 30 năm gần đây, người Hà Nội mới xác nhận thêm vào 36 phố kia, một phố mới - phố thứ 37 là "Phố Phái".



"Phố Phái" không dựng trên mặt đất mà dựng từ hồn của 36 phố phường. Nó nằm trong khung vải của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. "Phố Phái" là những bức tranh về phố cổ Hà Nội của ông. Yêu da diết, yêu lặng lẽ những phố cổ Hà Nội, hoạ sĩ Bùi xuân Phái đã mở ra trên khung vải của mình một mảng về phố với bút pháp độc nghề. Ông đã kiến trúc lại các phố cổ bằng tài năng của mình, hay ngược lại, các phố cổ Hà Nội đã tạo ra sự phát lộ của tài năng Bùi Xuân Phái.
Sau triển lãm tranh Bùi Xuân Phái ở Hà Nội, hồi cuối 1984, trong bài viết về triển lãm về bài viết này, nhà thơ Dương Tường cũng đã phải thốt lên một tứ tuyệt:

Có thoáng rợn tên là hơi may

Có hương tóc tên là kỷ niệm

Có một ngõ tên là hò hẹn

Có một ngõ buồn tên là không tên.



Điều ấy khiến ta thêm yêu mến vô cùng. Xin được nhắc lại thêm một lần nữa trong bài viết này tứ thơ của Phan Vũ mà Phú Quang đã phổ nhạc "Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố - bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường".


Nét phố trong tranh Bùi Xuân Phái cứ mãi ngân nga giữa nhiều giai điệu. Một chút gì như "Thăng Long trong khói sương mờ" của Văn Cao. Lại một chút gì "Hàng Đào ríu rít, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Gai" của Nguyễn Đình Thi. Và thoảng rười rượi chảy tràn cùng "chiều hôm qua lang thang trên đường" trong "Thu vàng" của Cung Tiến. Hay ngẩn ngơ cùng "với bao tà áo xanh lên mùa thu" của Đoàn Chuẩn. Rồi cùng Trần Thụ ngẫm thì trên "bao mái nhà dưới nắng vàng nghiêng nghiêng hàng dương liễu".

Tác giả: Nguyễn Thuỵ Kha

Bùn Hồ Hoàn Kiếm được hút thế nào? [vnexpress.net]

Việc cải tạo lòng Hồ Hoàn Kiếm (HHK) đã được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo sát sao. Từ mấy năm trước, các nhà khoa học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện công nghệ môi trường; Trường Đại học Mỏ địa chất và trường Đại học Kĩ thuật Dresden, Cộng hòa Liên bang Đức đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này.


Mô tả ảnh.
Chuyên gia CHLB Đức kiểm tra vận hành máy hút bùn - Ảnh: Nguyễn Dược

Theo PGS, TS Nguyễn Đình Hòe (Đại học Quốc gia Hà Nội): “HHK có hệ sinh thái đặc biệt, lại là nơi có rùa quý hiếm sinh sống, bao hàm ý nghĩa tâm linh, nên việc cải tạo Hồ cần đảm bảo an toàn”.

Đúng 10 giờ hôm qua, các máy móc thiết bị hút bùn, cải tạo Hồ Hoàn Kiếm (HHK) bắt đầu hút luồng bùn đầu tiên. Trưa nay 11 giờ, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, người phụ trách việc cải tạo HHK, đã đến hiện trường để chỉ đạo việc thí điểm hút 1000 m2 bùn dưới lòng hồ.

Trao đổi với các nhà khoa học, ông Nguyễn Văn Khôi nói: “Việc hút bùn, không làm xáo trộn đáy và mặt hồ là điều rất tốt. Có thể cứ một, hoặc hai ngày ta nên họp rút kinh nghiệm xem có vấn đề gì? Ví dụ nên đặt một camera ngay miệng ống hút dưới bùn, để tiện cho việc xử lí kịp thời”.

Sau một ngày, lượng bùn hút lên được ép ngay trong máy đã đạt 70 m3, tương đương với 150 m3 bùn chưa ép (lỏng).  Những miếng bùn ép trông như những thỏi sôcôla.

Mô tả ảnh.
Bùn được ép khô trông như những thỏi sôcôla - Ảnh: Nguyễn Dược

Tại đây sử dụng máy hút có công suất 50 m3//h, nhưng thực tế chỉ để máy vận hành chế độ 30m3/h. Máy vận hành sau 5 phút lại nghỉ một chút. Người ta đã dùng hai ống bện vào nhau để đưa từ máy xuống đáy hồ, một ống hơi làm phao đỡ ống hút bùn. Việc dịch chuyển miệng ống hút được điều khiển từ trên bờ.

Dự kiến đợt nạo vét 1000m2 đáy hồ sẽ hoàn thành vào ngày 26 tháng 11, năm 2009 (10 ngày). 1000 m2 bùn ấy sẽ ép thành 400 m3 bùn khô và vận chuyển về tập kết ở bãi ngoài Yên Sở.

Hy vọng, sau khi được cải tạo, Hồ Hoàn Kiếm sẽ trở nên đẹp hơn, làm tôn thêm cảnh quan và điều hòa môi sinh của Thủ đô xanh sạch đẹp.
Nguyễn Dược